Phương pháp dạy
Hoạt động
  • á

  • SD

  • er

  • sv

  • N

  • K

  • J

  • H

  • D

  • F

  • S

  • A

  • P

  • I

  • U

  • Y

  • T

  • R

  • E

  • Ư

  • Q

  • 07

  • 06

  • 05

  • 03

  • 02

  • 06

  • 08

  • 09

  • 87

  • 57

  • 89

  • 34

  • 27

  • 29

  • 28

  • 27

  • 26

  • 246

  • 23

  • 22

  • 21

  • 18

  • 17

  • 16

  • 15

  • 14

  • 13

  • 12

  • 11

  • 10

  • 9

  • 8

  • 7

  • 6

  • 5

  • 4

  • 3

  • 2

  • 1

Hỗ trợ trực tuyến
Cô Kha - MN Tân Đức
Kiểm tra internet
0866632538
Cô Thảo - MN Mặt Trời Đỏ
Kiểm tra internet
0819018738

♦ Giáo dục nhân cách trẻ 5 tuổi

Giáo dục nhân cách trẻ 5 tuổi
 

“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục, nhất là việc giáo dục trẻ em. 
Điều đó không chỉ xuất phát từ tấm lòng yêu mến trẻ thơ của Bác, mà còn vì Bác biết rằng: trẻ thơ hôm nay sẽ là những giường cột của quốc gia trong tương lai. Đất nước có nhiều người tài đức mới phát triển hưng thịnh sánh vai cùng bạn bè năm Châu.

<div class="mosimage" "="" align="left" style="float: left;">Image
(ảnh sưu tầm)


Quan tâm đến tính tình của trẻ.
Ở giai đoạn này tính tình của trẻ tương đối ổn định, dễ hướng dẫn, chỉ bảo. Chúng rất thích bắt chước người lớn, việc người lớn không ngừng hoàn thiện nhân cách của mình chính là cách rèn luyện nhân cách cho trẻ một cách vô thức mà rất hiệu quả.

Cha mẹ nên quan tâm hỏi trẻ về những sự kiện diễn ra trong ngày khi trẻ ở trường mẫu giáo, hỏi về những người bạn ở lớp và những điều chúng đã được học. Từ đó giúp cho trẻ hình thành tính cách quan tâm chia sẻ với người khác.

Quan tâm đến tình cảm của trẻ. 
Lúc này, đời sống tình cảm của trẻ phong phú và sâu sắc hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Trẻ trải nghiệm nhiều trạng thái cảm xúc, tình cảm, hướng tình cảm của mình đến nhiều đối tượng khác nhau.

Kể cho trẻ nghe truyện cổ tích, xem tranh truyện giúp chúng hình thành thái độ yêu ghét với điều tốt, điều xấu và các giá trị đạo đức. Trí tưởng tượng của trẻ đã phát triển, biết yêu cái thiện, ghét cái ác. Chính vì vậy chúng thích nghe những câu truyện về động vật dễ thương, thiện - ác phân minh, kết thúc có hậu và có thể tưởng tượng ra những câu chuyện có nội dung tương tự rồi kể cho người lớn nghe.

Cần quan tâm đến tình cảm quyến luyến của trẻ với những người xung quanh, đặc biệt với bố mẹ.

Bé trai thường có tình cảm yêu thương quyến luyến đặc biệt với mẹ, còn bé gái lại nảy sinh tình cảm tương tự với bố. Những tình cảm này là hoàn toàn bình thường trong sự phát triển tâm lý của trẻ, là cơ sở cho những mối quan hệ đúng đắn với người khác giới sau này. Tuy nhiên nếu tình cảm này kéo dài đến 6-7 tuổi thì bạn cần có biện pháp để thay đổi tình trạng đó.

Trẻ tự khẳng định mình.
Ở độ tuổi này trẻ đã có những mong muốn và hành vi tự khẳng định mình. Chúng bắt đầu ý thức được điểm mạnh, điểm yếu của mình so với các bạn khác nên rất cần sự ủng hộ và khuyến khích của người lớn. Do vậy cha mẹ cần giúp trẻ tự tin bằng cách nhấn vào những điểm mạnh của trẻ, tạo điều kiện cho chúng làm những việc vừa sức trong nhà để chúng có thể hoàn thành công việc và khen ngợi sự thành công ấy của chúng.

Đặc biệt, đối với các bé trai ở giai đoạn này, sự hiện diện của người cha (hoặc đàn ông trong gia đình) rất quan trọng. Bằng việc tiếp xúc với cha (ông hoặc cậu…) sẽ hình thành ở trẻ tính kỷ luật, sự cương nghị, quyết đoán, và chúng cũng tự tin khi giao tiếp với các bạn trai đồng lứa khác. Lúc trước có thể chỉ cần bố mẹ chơi với con là được, nhưng đến thời điểm này hãy rủ cả gia đình cùng chơi vì trẻ rất thích và có nhu cầu chơi theo nhóm.

Bên cạnh sự uốn nắn của cha mẹ thì các phần thưởng đặc biệt sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị thực sự những hành vi tốt của mình. Đồng thời hãy luôn là chỗ dựa an toàn cho trẻ, ở bên an ủi và động viên khi trẻ sợ hãi. Đời sống tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này phong phú và sâu sắc hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Cha mẹ nên chú ý đến đặc điểm này để có những định hướng đúng đắn xây dựng nhân cách giúp trẻ trở thành một đứa con ngoan, biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh.
 

» Các tin khác
- Sinh lý trẻ 5 tuổi (26/08/2015)
- Những thay đổi thể chất của bé ở giai đoạn 5 tuổi (26/08/2015)
- Tâm lý trẻ 5 tuổi, những điều bố mẹ nên biết (26/08/2015)
- Giáo dục trí tuệ trẻ 5 tuổi (26/08/2015)
- Trí tuệ trẻ 5 tuổi phát triển như thế nào? (26/08/2015)
- Giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi (26/08/2015)
Trang: 1
Giấy chứng nhận
Góc phụ huynh