Phương pháp dạy
Hoạt động
  • á

  • SD

  • er

  • sv

  • N

  • K

  • J

  • H

  • D

  • F

  • S

  • A

  • P

  • I

  • U

  • Y

  • T

  • R

  • E

  • Ư

  • Q

  • 07

  • 06

  • 05

  • 03

  • 02

  • 06

  • 08

  • 09

  • 87

  • 57

  • 89

  • 34

  • 27

  • 29

  • 28

  • 27

  • 26

  • 246

  • 23

  • 22

  • 21

  • 18

  • 17

  • 16

  • 15

  • 14

  • 13

  • 12

  • 11

  • 10

  • 9

  • 8

  • 7

  • 6

  • 5

  • 4

  • 3

  • 2

  • 1

Hỗ trợ trực tuyến
Cô Kha - MN Tân Đức
Kiểm tra internet
0866632538
Cô Thảo - MN Mặt Trời Đỏ
Kiểm tra internet
0819018738

♦ Kinh nghiệm tập cho bé bú bình

Kinh nghiệm tập cho bé bú bình

Kinh nghiệm tập cho bé bú bình

Bé không chịu bú bình

Trẻ được bú mẹ hoàn toàn từ lúc sinh đến khi 6 tháng, do đó bé đã quen với việc ti mẹ và từ chối bú bình, đó là một hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bước qua giai đoạn 6 tháng đầu đời, việc cho bé bú bình sẽ giúp bạn không cần phải cho bé bú vào những thời điểm mà bạn thấy không thích hợp, chẳng hạn khi bạn bận đi làm hoặc khi quá mệt… Vậy làm sao để bé chấp nhận làm quen với bú bình, Bạn Thân Của Mẹ mách nhỏ bạn những mẹo sau:

Tập cho bé bú bình khi đang bú mẹ

   -  Đầu tiên có thể do bé không thích dạng núm vú hiện tại, bạn nên cho bé thử một số loại núm vú khác nhau để xem bé thích loại nào. Thông thường bé sẽ thích loại mềm giống vú mẹ, và bé có thể thích ngậm núm vú bình sữa một lúc trước khi mút, bạn cần phải kiên nhẫn.

Pha sữa cho bé bú

   -   Nếu bé có vẻ không thích sữa bột, bạn có thể pha chung sữa mẹ với sữa bột, nguyên tắc pha là từ ít đến nhiều tùy theo khả năng hấp thụ và sự chấp nhận của bé. Ví dụ: đầu tiên nếu bé hoàn toàn không thích sữa bột, bạn có thể cho bé bú bình bằng sữa mẹ, sau đó pha một lượng nhỏ sữa bột với sữa mẹ, dần dần khi bé đã chấp nhận, bạn có thể tăng giảm liều lượng cho phù hợp. Tuy nhiên, nếu trẻ không uống hết sữa này, bạn nên bỏ phần thừa đi, vì bảo quản không đúng và hâm lại sữa mẹ và sữa bột có thể khiến trẻ bị đau bụng.

   -   Sữa mẹ khi vắt ra bạn nên bảo quản trong tủ lạnh, và hâm nóng trước khi pha cho bé uống (không nên hâm bằng lò vi song sẽ làm biến đổi chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và có thể gây phỏng cục bộ do sữa nóng không đều).

   -   Không nên cho bé bú một cách “bạo lực” bằng cách “nhét” núm vú vào miệng bé, có thể làm bé sợ và trớ sữa ra. Hãy cứ để núm vú chạm vào miệng bé và chờ bé chủ động mút núm vú.

   -   Hãy nhớ rằng, dòng sữa mẹ rất ấm áp và bé đã quen với điều đó. Bạn hãy chú ý đến nhiệt độ sữa và sở thích của bé, nếu bé bú chậm, sữa có thể sẽ bị nguội, và bé có thể không thích điều đó. Hãy cho bé nghỉ một chút và hâm nóng lại sữa nhé.

   -    Nên tập cho bé bú vào một thời gian cố định. Khi bé đói nếu bé “thoải mái” hoặc nếu bé không chịu “hợp tác” khi thức thì bạn có thể tập lúc bé lơ mơ ngủ, phản xạ bú ở giai đoạn này sẽ làm bé dễ chấp nhận hơn.

Nhờ người khác giúp mẹ cho bé bú

   -   Có thể thay đổi môi trường, không gian yên tĩnh để bé tập trung hơn vào việc “khám phá” bình sữa. Có một mẹo nhỏ là bạn nên “đổi tay” khi tập cho bé bú bình. Vì theo bản năng, khi ở trong vòng tay mẹ, bé sẽ quen hơi và nhớ đến việc ti mẹ, do đó bé sẽ khó chấp nhận việc phải làm quen với bình sữa hơn. Hãy nhờ bà, ba bé hay người thân khi tập cho bé bú bình.

Lúc đầu bé có thể không chịu bú bình hoặc bú được một lượng sữa rất ít, nhưng bạn không cần quá lo lắng. Hãy kiên trì, vì bé cần thời gian để quên vú mẹ và làm quen, thích nghi với núm vú của bình sữa với những bí quyết nêu trên từ Bạn Thân Của Mẹ chắc chắn bé yêu của bạn sẽ bú được lượng sữa nhiều hơn trong thời gian tới thôi.

 


» Các tin khác
- 10 loại thực phẩm đừng nên quên để trẻ "chân dài tới nách" (28/09/2016)
- 3 sai lầm tai hại khi cho trẻ ăn cá mẹ Việt nào cũng mắc phải (28/09/2016)
- Trẻ em có nên thường xuyên uống nước khoáng? (28/09/2016)
- Top 6 cặp thực phẩm bổ dưỡng mẹ nên kết hợp trong bữa ăn dặm của trẻ (28/09/2016)
- CHỨNG RỐI LOẠN TIÊU HOÁ Ở TRẺ EM (04/11/2015)
- NHỮNG SAI LẦM MẸ THƯỜNG GẶP KHI NẤU CHÁO CHO BÉ (04/11/2015)
- CÁCH ĐỂ BÉ THÍCH ĂN RAU XANH (04/11/2015)
- Bí quyết nuôi con thoát khỏi suy dinh dưỡng, thấp còi (01/10/2015)
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo (01/10/2015)
- Nguy cơ còi cọc, chậm dậy thì khi trẻ thiếu kẽm (15/09/2015)
Trang: 1 2 3 Tiếp theo Cuối cùng
Giấy chứng nhận
Góc phụ huynh