Phương pháp dạy
Hoạt động
  • á

  • SD

  • er

  • sv

  • N

  • K

  • J

  • H

  • D

  • F

  • S

  • A

  • P

  • I

  • U

  • Y

  • T

  • R

  • E

  • Ư

  • Q

  • 07

  • 06

  • 05

  • 03

  • 02

  • 06

  • 08

  • 09

  • 87

  • 57

  • 89

  • 34

  • 27

  • 29

  • 28

  • 27

  • 26

  • 246

  • 23

  • 22

  • 21

  • 18

  • 17

  • 16

  • 15

  • 14

  • 13

  • 12

  • 11

  • 10

  • 9

  • 8

  • 7

  • 6

  • 5

  • 4

  • 3

  • 2

  • 1

Hỗ trợ trực tuyến
Cô Kha - MN Tân Đức
Kiểm tra internet
0866632538
Cô Thảo - MN Mặt Trời Đỏ
Kiểm tra internet
0819018738

♦ “Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con”: Hãy học cách nuôi con của khỉ!

“Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con”: Hãy học cách nuôi con của khỉ!

 

So sánh nuôi người với nuôi khỉ thì thật kỳ quặc, nhưng Ibuka Masaru – người sáng lập tập đoàn Sony và là nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản cho rằng các bà mẹ có thể học được nhiều điều qua cách nuôi con của khỉ.

Đó là một trong những ý tưởng của Ibuka Masaru được đưa ra trong cuốn Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con. Vậy khỉ nuôi con như thế nào? Khỉ mẹ và khỉ đầu đàn sẽ cho phép khỉ con tự do trong một giới hạn cho phép và theo dõi nhất cử nhất động của khỉ con, xem khỉ con làm được gì. Khi khỉ con làm điều gì nguy hiểm, khỉ mẹ sẽ nắm lấy một chân của khỉ con và đặt nó trở về vòng kiểm soát, ở đó được tự do dưới sự giám sát của mẹ. Bất kỳ khỉ mẹ nào cũng bảo vệ con thành công theo cách này cho đến lúc khỉ con có thể sống độc lập. Dựa trên kết quả nghiên cứu, Ibuka Masaru cho rằng việc dạy con cho tới năm 2-3 tuổi giống như cách dạy con của loài khỉ. Bí quyết của việc nuôi dạy con trong thời kỳ này là để con chuyển động tự do trong khuôn khổ mẹ có thể quan sát, để ý sao cho con chỉ cần không vượt qua giới hạn là được.

Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con là một trong số những cuốn sách nổi tiếng
của Ibuka Masaru – cha đẻ tập đoàn Sony (Xem sản phẩm)

“Không phải tôi lấy loài khỉ ra để làm mẫu cho các bạn nhưng thực tế vẫn có nhiều bà mẹ chưa làm được việc để con tự do vừa quan sát bảo vệ con trong một giới hạn nhất định để bảo vệ con như loài khỉ. Có người thì con vừa bước ra một bước đã cảm thấy lo lắng bất an vội vã kéo con trở về vòng tay, có người thì lại để con quá xa vòng kiểm soát, khiến con trở thành một đứa trẻ không thể giáo dục được nữa.”’ – Ibuka Masaru nói.

Đối với trẻ bắt đầu có chính kiến của mình, hãy để con được làm theo ý thích của mình, khi con phạm khu vực cấm hãy nghiêm khắc giữ lại.

a1Ảnh minh họa.

Dù không sinh con và nuôi con như một người mẹ, nhưng với 25 năm nghiên cứu và hàng ngàn cuộc trò chuyện với các bà mẹ Nhật Bản, Ibuka Masaru quả là nhìn thấu tâm tư nỗi lòng của các bà mẹ Nhật – không khác bao nhiêu với các bà mẹ Việt Nam. Dưới đây là những hiểu nhầm phổ biến của cha mẹ về việc nuôi dạy con và ý kiến của nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản được đề cập trong cuốn sách Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con.

“Trẻ con thì biết gì”

Các cha mẹ nghĩ rằng: Chúng ta có thể thoải mái buôn đủ mọi chuyện trước mặt trẻ con, cãi nhau thậm chí đánh nhau, nói xấu người khác… bởi vì “chúng là trẻ con chả biết gì đâu.”

a7Bố mẹ chính là tấm gương cho con trẻ. Ảnh minh họa.

Ibuka Masaru nói: Trẻ con có sự cảm thụ đáng kinh ngạc cuộc nói chuyện của người lớn. Trẻ chưa nói được vẫn có thể hiểu, thậm chí hiểu tương đối đầy đủ những điều người lớn nói.

Bởi vậy nên: Đừng làm dụng những từ thiếu văn hóa, tiếng lóng; Đừng phê phán ai quá gay gắn, đặc biệt người mà trẻ cần tôn trọng, nghiêm cấm chê bai thầy cô trẻ, không nói xấu người thân, không nói dối, không chê khuyết điểm trẻ trước mặt trẻ, tránh những câu chuyện gây cho trẻ sợ hãi, bất an.

“Nó vẫn còn bé”

Các cha mẹ nghĩ rằng: Con vẫn còn bé chưa biết gì nên tôi phải chăm sóc, bao bọc, lo lắng cho con. Lúc nào tôi cũng phải ở bên con nếu không con tôi sẽ ngã, sẽ nguy hiểm.

Ibuka Masaru nói: Chính vì cha mẹ dính chặt lấy con, lúc nào cũng sợ hãi nên đã ngắt đi mầm tự lập mới nhú lên của con. Quan niệm “nó vẫn còn bé” của cha mẹ sẽ gây hại cho trẻ. Không ít bà mẹ đang dạy con theo cách “biết đi rồi bắt đứng, biết đứng rồi lại bắt bò”, không dám thả tay ra cho con tự đi.

Trẻ em Nhật Bản được dạy tự làm những việc cá nhân từ rất sớm.

Bởi vậy nên: Hãy nuôi dưỡng tinh thần tự lập cho con từ thời thơ ấu. Khi con chập chững được rồi thì cha mẹ tập để con đi được dài hơn, thả tay ra xa dần từng chút một và ngồi chờ con đến. Cả trí tuệ và tinh thần muốn phát triển thì đều theo cách như vậy.

Giáo dục sớm để con thành công

Các cha mẹ nghĩ rằng: Giáo dục sớm là đặt sẵn một tấm vé để con thành công sau này, để con có thể vào trường ngon, xin việc tốt. Con cần phải ôn luyện và cạnh tranh khốc liệt để vào trường điểm. Chúng tôi làm thế cũng chỉ vì con cả thôi!

Ảnh minh họa.

Ibuka Masaru nói: Việc các bạn bằng mọi giá bắt con đi theo con đường đó có phải vì con không, hay có kèm theo nhiều kỳ vọng phức tạp khác của bạn, có mùi của suy nghĩ coi con là người thay thế để thực hiện giùm những ước mơ mà các bạn không làm được? Thậm chí, nói thẳng ra, bạn muốn con thành công, rồi đổi lại con sẽ phải trả ơn cho bạn cuộc sống an hưởng lúc tuổi già. Cách bạn lên kế hoạch thành công như vậy sẽ phản lại bạn khiến con bạn khó mà thành công được, bởi đa phần thành công của các bạn đều bó hẹp và cố định trong một định nghĩa nào đó.

Bởi vậy nên: Giáo dục sớm không phải để đào tạo thiên tài sớm nhằm thi vào trường chuyên lớp chọn mà để tạo nền tảng hình thành con người có đạo đức, có năng lực. Thành công không phải do cha mẹ vẽ ra mà do tự tay con giành được. Nếu cha mẹ tạo cho con nền tảng để con dù bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể thực hiện được thực lực, để con cảm thấy ý nghĩa sống của đời mình thì không gì tuyệt vời hơn.

“Tôi muốn sách giáo khoa để dạy con”

Các cha mẹ nghĩ rằng: Nếu có kế hoạch cụ thể về dạy con hãy cho tôi cái đó, cụ thể là lúc nào, cho nghe cái gì, mang lại cái gì cho trẻ thì tốt…

Ibuka Masaru nói: Suy nghĩ “khi nào nên làm gì, làm như thế nào là cách suy nghĩ hoàn toàn đi ngược với chủ trương và quan điểm giáo dục của tôi.” Giáo dục sớm mà tôi muốn nói đến không phải là cố nhét tri thức vào đầu trẻ mà là cho con trải nghiệm, khi thì luyện tập ngoại ngữ, khi thì nghe âm nhạc thực sự… hướng đến những khả năng to lớn để xây lên những đường rãnh trong tế bào não của trẻ để trẻ có khả năng tiếp nhận nhiều hơn. Sự tồn tại của “sách giáo khoa” là có hại, do mọi thứ bị đóng khung trong khuôn mẫu có sẵn sẽ giới hạn những điều thú vị tình cờ trong cuộc sống. Mặt khác, việc lựa chọn kích thích theo cách riêng chỉ có bà mẹ mới làm được chứ không thể phó mặc cho người khác hay cuốn sách nào đó.

Ảnh minh họa.

Bởi vậy nên: Nhớ rằng chính bạn là sách giáo khoa. Hãy tìm kiếm ở bản thân mình và lắng nghe trực giác của mình để nuôi dạy con bạn.

Trên đời nuôi dạy con là công việc vui và ý nghĩa nhất!

“Tôi không phải là phụ nữ nên không hiểu hết được nỗi gian khó khi sinh nở, tuy nhiên, nếu đã chịu nhiều đau đớn như thế để sinh con thì phải cố nuôi dạy con thành người mới không mất đi ý nghĩa sự hi sinh đó. Trên đời này không ít người chỉ muốn tự do, vui vẻ tận hưởng cuộc sống của mình, lúc nào cũng nghĩ có con thì sự nghiệp chấm dứt. Nhưng thử hỏi, trên đời còn việc gì vui và ý nghĩa hơn việc nuôi dạy con cái?” – Cha đẻ tập đoàn Sony.

Nuôi dạy con là một hành trình mang lại nhiều niềm vui và hạnh phúc cho những người làm cha, làm mẹ. Và để trẻ khôn lớn nên người, bố mẹ đừng quên bồi dưỡng thêm kiến thức về chăm sóc, nuôi dạy con qua những đầu sách hay và ý nghĩa trên Deca nhé.

a5Sách Dạy con kiểu Do Thái (Sự may mắn của cái đầu gối bị trầy xước) (Xem sản phẩm)

Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (Baby – Led Weaning) (Xem sản phẩm)

 

Sách Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn (Xem sản phẩm)

a4Sách Con là khách quý (Xem sản phẩm)

a7Dạy trẻ về thế giới xung quanh (Xem sản phẩm)

 


» Các tin khác
- freee (13/07/2022)
- Nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2014 - 2015 (04/11/2015)
- Những bông hoa đẹp trong ngành giáo dục (04/11/2015)
- Chỉ 21% trẻ dưới 3 tuổi đến trường (07/10/2015)
- Các trường ở TP HCM phải tổ chức khám sức khỏe cho học sinh (01/10/2015)
- 7 điều cần dạy con trước khi bé đi học mẫu giáo (01/10/2015)
- Các Mẹ cần biết gì khi trẻ học Mầm non? (01/10/2015)
- Hoa hậu Ngọc Hân thiết kế áo trung thu với những họa tiết ngộ nghĩnh và dễ thương tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. (28/09/2015)
- Lưu ý dấu hiệu bất thường của trẻ khi bắt đầu đi học (16/09/2015)
- Tôi “phát thèm” với cách dạy con của mẹ Mỹ (27/08/2015)
Trang: 1 2 3 Tiếp theo Cuối cùng
Giấy chứng nhận
Góc phụ huynh